Bọc răng sứ có niềng được không?

Bọc răng sứ có niềng được không? là câu hỏi nha khoa VIET SMILE nhận được từ rất nhiều khách hàng. Để giải đáp cho tất cả khách hàng nha khoa VIET SMILE gửi bạn đọc bài viết dưới đây với mong muốn tất cả khách hàng có thắc mắc đều được giải đáp.

Những trường hợp bọc răng sứ mà không cần phải lấy tủy
Những trường hợp bọc răng sứ mà không cần phải lấy tủy

Bọc răng sứ có niềng được không?

Bọc răng sứ không chỉ giúp thay đổi màu sắc, hình dáng răng mà còn giúp cải thiện khớp cắn. Tuy nhiên, bọc răng sứ chỉ cải thiện được 1 phần, do vậy sau khi bọc răng sứ nhiều bạn muốn niềng răng để có một khớp cắn tốt nhất. Nhưng lại có chung thắc mắc “Bọc răng sứ có niềng được không?” Câu trả lời là có thể, nhưng sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp.

Do vậy trước khi đưa ra quyết định có nên niềng răng cho trường hợp răng đã bọc sứ hay không bác sĩ sẽ cần thăm khám, chụp phim để đánh giá tình trạng răng. Với những trường hợp đủ điều kiện để niềng răng đã bọc sứ rồi bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên các răng, bao gồm cả răng đã bọc sứ để tạo lực kéo các răng dịch chuyển nhẹ nhàng, từ từ về vị trí đúng trên cung hàm.

Để đảm bảo quá trình niềng răng đạt hiệu quả và tránh những rủi ro bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và thăm khám đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm soát tốt sự dịch chuyển của răng.

Trường hợp bọc răng vẫn niềng răng được?

Để xác định trường hợp đã bọc răng sứ của bạn có niềng răng được không bác sĩ sẽ dựa vào những yếu tố sau:

Dansu bac su gan rang su

Mô răng thật còn nhiều không

Bọc răng sứ điều bắt buộc là bạn cần phải mài một tỷ lệ nhỏ cùi răng thật để tạo điểm nâng đỡ cho mão răng sứ. Với trường hợp răng thật còn nhiều thì cơ hội niềng răng sẽ cao hơn. Bởi khi niềng răng các khí cụ sẽ truyền lực siết qua lớp mão sứ để giúp răng dịch chuyển về chuẩn khớp cắn. Trong khi kéo răng, răng sứ có thể sẽ bị bật ra ngoài và bạn phải làm lại răng sứ mới. Do vậy việc đánh giá mô răng thật còn lại rất quan trọng để xác định răng của bạn có còn đủ khả năng chịu thêm lực siết từ niềng răng hay không.

Răng sứ có sát khít không

Như đã đề cập đến ở trên, khi niềng răng mão răng sứ có thể bị bung bật ra do chịu lực kéo từ các khí cụ. Nếu mão răng sứ không sát khít hoặc chưa gắn chặt thì nguy cơ răng sứ bị bật ra ngoài là rất cao. Bởi vậy trước khi niềng răng bác sĩ sẽ cần dùng cây thăm khám để rà vùng chân răng sứ xem có liên tục hay không. Nếu thấy khe hở, vùng răng bị sâu, bạn sẽ cần làm lại chiếc răng sứ tốt hơn mới bắt đầu niềng răng được. Điều này đảm bảo an toàn cho quá trình niềng răng của bạn.

Răng có bị cứng khớp không

Trước khi đưa ra quyết định niềng răng bác sẽ cần thăm khám chụp phim để xem răng đã bị lấy tủy hay chưa. Nếu đã lấy tủy nhiều răng thì tỷ lệ niềng răng thành công sẽ rất thấp. Do răng sau khi lấy tủy sẽ không còn độ rắn để chịu lực kéo của khí cụ.

Giới hạn dịch chuyển răng

Trong trường hợp răng bị hô, móm nặng niềng răng sẽ phải dịch chuyển một quãng dài. Nên bác sĩ sẽ cần tính toán xem răng của bạn có thể dịch chuyển được tối đa bao nhiêu. Sau đó xem xét việc áp dụng niềng răng có gây ảnh hưởng tới chân răng không. Nếu để răng dịch chuyển được tới mức độ mong muốn nhưng răng gốc có thể bị tiêu chân hoặc bật cùi răng khỏi xương thì nha sĩ sẽ không khuyến khích niềng răng.

Những lưu ý khi niềng răng cho răng đã bọc sứ

Như trên đã nói, răng đã bọc sứ vẫn có thể niềng được với một số trường hợp khi bác sĩ đánh giá không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng. Nhưng để đạt kết quả niềng răng tốt bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Dansu boc rang su la gi

Lựa chọn thật kỹ nha khoa và bác sĩ chỉnh nha

Niềng răng đã bọc sứ là trường hợp phức tạp nên đòi hỏi nha khoa cần có hệ thống trang thiết bị tân tiến giúp bác sĩ có thể thăm khám và đánh giá chính xác tình trạng răng miệng. Ngoài ra, nha khoa uy tín sẽ có đội ngũ bác sĩ chuyên môn tốt và nhiều kinh nghiệm. Khi đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương án điều trị phù hợp.

Khi niềng răng đã bọc sứ với bác sĩ giỏi sẽ giúp kiểm soát tốt quá trình dịch chuyển răng nhằm mang lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất như phác đồ điều trị đã đưa ra.

Vệ sinh răng miệng tốt

Khi niềng răng bạn sẽ cần đeo nhiều khí cụ nên thức ăn dễ bị mắc lại trên răng và trong các khí cụ. Nếu để lâu sẽ gây nên sâu răng, viêm lợi, hôi miệng, hỏng răng sứ làm ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Do vậy bạn hãy vệ sinh răng miệng hằng ngày với bàn chải đánh răng, kem đánh răng có chứa Flour , máy tăng nước, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, nước súc miệng,…

Chế độ ăn uống hợp lý

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp răng miệng luôn khỏe mạnh
  • Khi niềng răng bạn hạn chế ăn đồ quá cứng, quá dai vì sẽ làm bung tuột mắc cài
  • Hạn chế ăn thực phẩm có đường vì dễ bám dính trên răng khó vệ sinh

Thăm khám đúng lịch của bác sĩ

Khi niềng răng bạn sẽ cần quay lại nha khoa để bác sĩ tác động lực lên răng hoặc thực hiện các kỹ thuật để giúp kéo răng dịch chuyển về đúng vị trí như phác đồ điều trị đã đưa ra. Do vậy để không làm gián đoạn quá chỉnh niềng răng bạn hãy quay lại nha khoa tái khám đúng lịch hẹn.

Nếu còn thắc mắc về việc Bọc răng sứ có niềng được không? các bạn hãy liên hệ 1900 3331 để được bác sĩ tư vấn. Từ đó giúp bạn có một sự lựa chọn tốt nhất cho việc niềng răng của mình.

Đánh giá bài viết
Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

dán sứ veneer zalo Zalo
dán sứ veneer phone Gọi ngay
dán sứ veneer form Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú