Ưu và nhược điểm của dán răng sứ là gì? Dán sứ răng có bền không?

Nhược điểm của dán răng sứ là gì? Dán sứ veneer có tốt không? Mọi phương pháp thẩm mỹ đều có nhược điểm và không giải pháp nào hoàn hảo tuyệt đối. Dù được coi là giải pháp nha khoa thẩm mỹ tiên phong hiện nay nhưng dán sứ veneer cũng có những hạn chế. Vậy ưu, nhược điểm của dán răng sứ là gì? Dán sứ răng có bền không? Cùng Việt Smile tìm đáp án ngay sau đây nhé!

Ưu và nhược điểm của dán răng sứ là gì? Dán sứ răng có bền không?
Ưu và nhược điểm của dán răng sứ là gì? Dán sứ răng có bền không?

Nhược điểm của dán răng sứ là gì?

Dán răng sứ hay dán sứ veneer là phương pháp thẩm mỹ nụ cười sử dụng mặt dán sứ mỏng để cải thiện những khuyết điểm trên hàm răng. Đây là một giải pháp được lựa chọn khá nhiều hiện nay bởi mang lại tính thẩm mỹ. Nhưng như chia sẻ thì không có phương pháp nào là hoàn hảo tuyệt đối nên dán răng sứ cũng sẽ có một vài nhược điểm.

Nhược điểm của dán răng sứ là gì?
Nhược điểm của dán răng sứ là gì?

Đòi hỏi kỹ thuật thực hiện phức tạp

Nhược điểm của dán răng sứ nhưng cũng có thể là ưu điểm bởi kỹ thuật thực hiện phức tạp nên đòi hỏi đội ngũ bác sĩ thực hiện có tay nghề, nhiều kinh nghiệm để mang lại kết quả như ý cho bạn.

Bác sĩ không chỉ là người thực hiện cho bạn mà còn là người sẽ thăm khám, tư vấn, thiết kế nụ cười đẹp và phù hợp với bạn nhất. Bởi vậy, để đảm bảo sự chính xác bác sĩ cần rất tỉ mỉ, chỉn chu trong từng công đoạn tránh sai lệch gây ảnh hưởng đến răng của bạn.

Chi phí làm sứ veneer cao

Tiếp theo, nhược điểm của dán răng sứ là chi phí khá cao và số lượng hãng sứ để lựa chọn cũng không nhiều. Chi phí miếng dán sứ cao bởi được sản xuất thì công nghệ CAD/CAM 3D hiện đại hoặc kỹ thuật đắp lớp thủ công, vật liệu cao cấp cùng đội ngũ chuyên nghiệp, tay nghề cao.

Ngoài ra, chi phí dán sứ veneer cao có thể do bạn cần niềng răng để cải thiện tình trạng sai lệch nhiều (khấp khểnh, sai khớp cắn,…). Vì răng nhiều sai lệch, dán sứ veneer sẽ ít mang lại hiệu quả như ý mà còn ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, vệ sinh răng miệng của bạn.

Do vậy, chi phí làm sứ veneer cũng như thời gian niềng sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của răng và phương pháp niềng bạn lựa chọn. Đây có thể là một nhược điểm của dán răng sứ mà khiến nhiều bạn băn khoăn khi lựa chọn phương pháp này để thẩm mỹ nụ cười.

Che màu xỉn có giới hạn là nhược điểm dán sứ veneer răng

Che màu xỉn có giới hạn là nhược điểm dán sứ veneer răng
Che màu xỉn có giới hạn là nhược điểm dán sứ veneer răng

Ngoài chi phí cao, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp thì che màu răng xỉn có giới hạn cũng là một nhược điểm của dán răng sứ làm cho phương pháp này ít được lựa chọn.

Dán sứ veneer là một lớp sứ siêu mỏng với màu sắc, dáng răng và đường vân răng tương tự răng thật được gắn lên răng sau khi được tạo hình để cải thiện khuyết điểm (màu răng ố vàng, xỉn màu, hình dáng không đều,..). Nhưng vì miếng dán veneer mỏng khoảng 0,2-0,6mm nên độ che phủ màu có giới hạn và khó khắc phục hiệu quả tình trạng xỉn màu nặng.

Không phù hợp với một số người (đặc biệt là người ngủ nghiến răng)

Phương pháp dán răng sứ chỉ thường phù hợp với bạn từ 18 tuổi gặp các khuyết điểm răng bị hư tổn ở mức độ nhẹ còn với tình trạng răng thưa nhiều, vỡ lớn, khấp khểnh, hô, móm, sai lệch nhiều.. thì bạn cần thăm khám để có giải pháp phù hợp hơn.

Đặc biệt, với những bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ thì không nên lựa chọn phương pháp dán răng sứ. Vì mặt dán sứ khá mỏng nên có thể bị nứt, vỡ do bạn thường xuyên dùng lực mạnh để nghiến răng.

Cần phải chăm sóc răng sứ đặc biệt

Để đảm bảo kết quả dán răng sứ được lâu dài thì việc chăm sóc răng miệng vô cùng quan trọng. Ngoài việc bạn chải răng, súc miệng như bình thường thì bạn nên sử dụng thêm máy tăm nước, chỉ nha khoa để vệ sinh sạch các kẽ răng, tránh gây bệnh răng miệng, tác động xấu đến răng sứ.

Không chỉ vậy, bạn nên hạn chế ăn đồ quá cứng để tránh tác động lực nhai mạnh làm răng sứ bị mẻ, nứt, vỡ khiến nụ cười của bạn mất thẩm mỹ, gặp khó khăn khi ăn nhai.

Vậy ngoài các nhược điểm của dán răng sứ, hạn chế của dán sứ veneer thì phương pháp này có những ưu điểm và có bền không? Tìm hiểu trong các nội dung tiếp theo ngay nhé!

Ưu điểm của miếng dán sứ veneer mang lại

Ưu điểm của miếng dán sứ veneer mang lại
Ưu điểm của miếng dán sứ veneer mang lại

Dù dán răng sứ có một vài nhược điểm nhưng không thể phủ nhận những ưu điểm mà dán sứ veneer mang lại cho bạn. Dưới đây là các ưu điểm của dán răng sứ cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bảo vệ răng (kỹ thuật veneer không tác động đến răng gốc)

Dán răng sứ là phương pháp bác sĩ chỉ tiến hành mài một lớp men rất ít trên bề mặt răng để tăng độ bám dính của răng sứ sau gắn. Chính vì vậy, khi lựa chọn dán sứ veneer bạn có thể hạn chế tối đa việc xâm lấn răng thậtvà gần như không ảnh hưởng đến răng của bạn.

Miếng dán sứ chỉ được gắn vào phía bên ngoài mặt răng nên không ảnh hưởng cấu trúc răng hay ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của bạn. Sau khi dán răng sứ bạn vẫn ăn nhai như bình thường và mức độ cảm nhận thức ăn của răng sứ tương tự răng thật cũng như có thể bảo vệ răng.

Là giải pháp thẩm mỹ tuyệt vời

Dán răng sứ là giải pháp khắc phục khuyết điểm với tính thẩm mỹ cao, răng trắng sáng với độ trong tự nhiên giúp bạn sở hữu nụ cười tự tin, rạng rỡ. Không chỉ vậy, răng sứ sẽ không bị bám màu, xuống màu theo thời gian hay ăn đồ màu nên bạn có thể an tâm, thoải mái sử dụng, ăn uống.

An toàn với sức khỏe của con người

Dán sứ veneer sử dụng miếng dán sứ với chất liệu sứ cao cấp nên đảm bảo an toàn, lành tính và không gây tác động, kích ứng đến răng miệng. Vậy nên, bạn có thể hoàn toàn an tâm, không lo ảnh hưởng sức khỏe khi lựa chọn phương pháp dán răng sứ.

Vậy dán răng sứ veneer có bền không?

Vậy dán răng sứ veneer có bền không?
Vậy dán răng sứ veneer có bền không?

Câu hỏi được nhiều bạn quan tâm khi tìm hiểu về phương pháp dán răng sứ đó là liệu dán răng sứ có bền không?

Không nhắc đến những nhược điểm của dán răng sứ thì đây miếng dán sứ cứng chắc, chịu lực tốt và có tuổi thọ khá dài có thể lên đến 15 năm nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, chăm sóc đúng cách. Do vậy, miếng dán sứ rất bền nếu không bị tác động lực mạnh.

Tuy nhiên, độ bền của miếng dán sứ còn phụ thuộc nhiều vào tay nghề của bác sĩ cũng như chất liệu gắn răng. Bởi đây là kỹ thuật khá phức tạp và đòi hỏi yêu cầu tay nghề bác sĩ để quá trình thực hiện chính xác, đúng kỹ thuật, đảm bảo kết quả như ý, lâu dài.

Chất lượng keo gắn răng cũng vô cùng quan trọng bởi nếu không may bạn lựa chọn cơ sở sử dụng kéo gắn răng kém chất lượng có thể khiến miếng dán sứ của bạn dễ bị bong sau một thời gian sử dụng. Chính điều này cũng khiến cho răng sứ giảm tuổi thọ, ảnh hưởng thẩm mỹ, quá trình ăn nhai.

Thêm một lưu ý quan trọng để răng của bạn luôn khỏe đẹp chính là quá trình vệ sinh, chăm sóc răng miệng mỗi ngày và tái khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.

Đối tượng nào nên dán răng sứ veneer?

Đối tượng nào nên dán răng sứ veneer?
Đối tượng nào nên dán răng sứ veneer?

Nhược điểm của dán răng sứ chính là không phải ai nào cũng có thể và nên sử dụng phương pháp này. Vậy đối tượng nào nên dán răng sứ:

  • Bạn phải đủ 18 tuổi trở lên
  • Răng của bạn đều đặn, ít sai lệch
  • Răng thưa, hở kẽ ít
  • Răng vỡ, mẻ nhỏ
  • Răng bị ố vàng, không đều màu
  • Hình thể răng không đều ở mức độ nhẹ

Phương pháp dán răng sứ yêu cầu khá khắt khe về đối tượng sử dụng bởi đây là giải pháp giúp bảo tồn tối đa răng gốc và giúp cải thiện thẩm mỹ, hình dáng, khuyết điểm nhỏ trên răng. Vậy nên, nếu khớp cắn ban đầu của bạn không tốt, sai lệch nhiều mà vẫn dán răng sứ có thể gây ra cho bạn nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân.

Lời kết

Qua bài chia sẻ trên, VIET SMILE hi vọng phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về ưu, nhược điểm của dán răng sứ cũng như các trường hợp nên thực hiện phương pháp này. Để biết tình trạng của bạn có nên dán răng sứ hay không hãy tìm hiểu, thăm khám tại các cơ sở uy tín để được hỗ trợ tốt nhất bạn nhé.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn gì hãy bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 1900 3331 để được VIET SMILE hỗ trợ ngay bạn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

dán sứ veneer zalo Zalo
dán sứ veneer phone Gọi ngay
dán sứ veneer form Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú