5 cách giúp khắc phục mòn men răng và phục hồi men răng

Tự nhiên răng bị ê buốt, không biết phải làm sao? Đây có thể là biểu hiện của men răng yếu, mòn men. Vậy phải làm sao để khắc phục? Cách khắc phục tình trạng mòn răng cũng như biết cách ăn uống hay tạo thói quen làm sao để men răng có thể được phục hồi và trở nên tốt hơn tình trạng hiện tại? Việt Smile thông tin đầy đủ đến quý khách tại bài viết này, cùng theo dõi hết để bỏ túi thêm 5 cách giúp khắc phục mòn  và phục hồi men răng bạn nhé.

5 cách giúp khắc phục mòn và phục hồi men răng
5 cách giúp khắc phục mòn phục hồi men răng

Men răng là gì?

Men răng là gì?
Men răng là gì?

Tủy răng, cenmetum, ngà răng và men răng là 4 thành phần mô lớn, chủ yếu cấu tạo nên răng, 4 thành phần này có tác dụng bảo vệ răng khỏi hóa chất, nhiệt độ cao và sự bào mòn. Trong cơ thể con người thì men ở răng chứa hàm lượng khoáng chất cao nhất, nó là một chất cứng nằm ngoài cùng để bảo vệ phần bên trong của răng.

Men răng không thể tự phục hồi và không chứa các tế bào sống nên cần giữ gìn, bảo vệ men ở răng tránh bị hư tổn. Các tinh thể canxi photphat dài mảnh nằm cạnh nhau và được sắp xếp theo một trật tự để bảo vệ răng tối ưu, trong đó chỉ có 4% là vật liệu hữu cơ và nước và 96% còn lại là muối khoáng.

Chức năng của men răng là gì?

Men răng có chức năng bảo vệ các phần mềm nằm bên trong răng, những phần mềm này rất dễ bị tổn thương và bị tấn công nếu men yếu đi hoặc mất đi. Men của răng rất bền vững, là phần mô khó bị tác động nhất trong cơ thể mặc dù nó chỉ là một lớp mỏng bên ngoài răng, giống như vỏ trứng bảo vệ trứng bên trong vậy. Mặc dù chúng ta ăn nhai hàng chục năm, cắn, gặm thức ăn liên tục mà răng vẫn còn khỏe, đặc biệt là với những người chăm sóc răng miệng cẩn thận, đúng cách và có men răng tốt.

Men răng giúp bảo vệ mô mềm bên trong răng
Men răng giúp bảo vệ mô mềm bên trong răng

Men răng yếu biểu hiện như thế nào?

Men răng yếu có các biểu hiện như là nhạy cảm với một số loại đồ ăn hoặc đồ uống mang tính nóng, lạnh. Có thể bạn sẽ cảm thấy răng bị ê buốt khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh hơn bình thường. Răng yếu hoặc mất men khiến răng bị mờ đi, đặc biệt là ở phần cạnh răng dễ mờ nhạt và không được sáng bóng như răng khỏe bình thường.

Một biểu hiện dễ thấy khác là răng bị đổi màu do lộ ra phần ngà răng bên trong, có vết lõm trên bề mặt răng hoặc răng bị mẻ, nứt. Đây là những biểu hiện cho thấy răng đã bị mòn khiến lộ ra các phần bên trong hoặc yếu đi. Điều này làm răng của bạn nhạy cảm và dễ dàng bị tấn công các bộ phận bên trong nhất, đây cũng là một trong các nguyên nhân gián tiếp gây ra các bệnh về răng miệng.

Men răng yếu khiến chúng ta dễ gặp tình trạng đau buốt răng
Men răng yếu khiến chúng ta dễ gặp tình trạng đau buốt răng

Tẩy trắng răng có làm hỏng men răng không?

Tẩy trắng răng không làm hỏng men răng nếu được thực hiện đúng cách. Tẩy trắng đúng kĩ thuật là một phương pháp an toàn cho nướu, lợi, răng miệng, không ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Hãy đi đến nha khoa uy tín để được đảm bảo chất lượng và độ an toàn nhé.

Những yếu tố gây hại làm cho men răng yếu

Men răng yếu thường bắt nguồn từ những nguyên nhân nào hay yếu tố nào gây ra tình trạng yếu men răng. Cùng đi tìm hiểu với VIET SMILE nhé!

Cắn đồ vật cứng

Lớp men răng có thể bị nứt, vẻ, vỡ lớn do thói quen cắn những đồ ăn, đồ vật cứng như bút bi, quả óc chó, nắp chai,… Những kẽ hở không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tạo con đường thuận lợi để vi khuẩn dễ dàng tấn công làm phá vỡ cấu trúc răng.

Nghiến răng

Nghiến răng là một thói quen xấu gây hại rất lớn đến men răng. Khi 2 răng nghiến lại với nhau hàm cho men răng bị mài mòn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào răng gây ra các bệnh lý nguy hiểm cho răng miệng.

Thực phẩm ngọt, chứa acid

Khi bạn thường xuyên sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt,… Nếu không được vệ sinh sạch sau khi sử dụng những Acid có trong các loại thực phẩm trên sẽ bào mòn men răng, thúc đẩy sự xâm nhập của vi khuẩn.

Men răng yếu
Men răng yếu

Ợ chua

Khi bạn mắc các bệnh lý ở các cơ quan tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày,.. hoặc việc sử dụng rượu bia thường xuyên khiến bạn thường xuyên bị ợ chua. Khi ợ chua Acid từ bao tử sẽ trào ngược lên miệng, làm mòn dần lớp men răng.

Khô miệng

Khô miệng là do miệng không được cung cấp đầy đủ nước, tuyến nước bọt hoạt động kém hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Khi bị khô miệng sẽ khiến hoạt động trung hòa của Acid sau mỗi bữa ăn bị hạn chế, tạo điều kiện để Acid bám lâu trên răng gây mòn men răng.

Không vệ sinh răng thường xuyên

Vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc không vệ sinh răng miệng thường xuyên làm thức ăn thừa bám mảng trên răng, giúp vi khuẩn tích tụ vào kẽ răng, viền nướu. Các vi khuẩn đó sẽ phá hủy lớp men răng từ từ, sau đó tấn công vào răng, gây nên các bệnh lý răng miệng.

Tráng men răng như thế nào?

Tráng men răng là phương pháp tái tạo lại, bồi đắp lại cấu trúc răng, bác sĩ sử dụng canxi photphat là lớp phủ nhân tạo để tráng lại răng. Phương pháp này giúp bảo vệ phần men còn lại vì nó không thể tự phục hồi. Đây cũng là cách vừa tiết kiệm lại nhanh chóng giúp phục hồi lại cấu trúc răng.

Men răng vàng là gì?

Men răng vàng thực ra có thể đây là màu vàng của ngà răng bên trong bị lộ ra hoặc do mảng bám thức ăn thừa tồn đọng lại. Nếu là mảng bám khiến răng bị vàng thì bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, làm sạch mảng bám để răng trắng sáng trở lại. Nếu do lộ ngà răng bên trong thì bạn cần tìm hiểu thêm 5 cách giúp khắc phục mòn và phục hồi men răng ngay dưới đây.

Men răng vàng
Men răng vàng

5 cách giúp khắc phục mòn men răng và phục hồi men răng

Đánh răng đúng cách

Đánh răng nhẹ nhàng, dùng bàn chải lông mềm, đánh xung quanh vòng tròn hoặc thẳng từ trên xuống dưới để làm sạch bề mặt răng cũng như bảo vệ men răng. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối, không nên đánh răng ngay sau khi ăn mà nên chờ khoảng nửa tiếng bởi nếu đánh răng luôn thì axit trong thức ăn kết hợp với kem đánh răng có thể làm hỏng răng.

Hạn chế thực phẩm và đồ uống có tác dụng khử khoáng men răng

Các thức ăn như nước ngọt, bánh kẹo, ngũ cốc có đường, chuối chứa lượng Carbohydrate cao, chất này lên men kết hợp với vi khuẩn sẽ phá vỡ cấu trúc của răng vì tạo ra axit có hại. Do đó, chúng ta cần hạn chế các thực phẩm này để tránh bị khử khoáng lớp ngoài cùng bảo vệ răng.

Hạn chế thực phẩm và đồ uống có tác dụng khử khoáng men răng
Hạn chế thực phẩm và đồ uống có tác dụng khử khoáng men răng

Sử dụng sản phẩm bù khoáng bổ sung

Flour là chất nên được bổ sung cho răng đều đặn, tuy nhiên không nên bổ sung quá nhiều khiến dư thừa và làm răng nhiễm flour, đổi màu làm phản tác dụng. Bạn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ về việc bổ sung flour cho răng bằng nước uống, kem đánh răng, nước súc miệng để tăng cường khoáng chất cho răng.

Có chế độ ăn uống giàu khoáng chất để bù đắp

Nếu men răng bị suy yếu trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến bệnh sâu răng. Do đó, chúng ta cần bổ sung thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất để bổ sung khoáng chất cho răng. Các sản phẩm từ sữa ít béo, hoa quả và rau, hạt, thực phẩm giàu protein, phomat có chứa nhiều khoáng chất giúp bổ sung khoáng cũng như hạn chế quá trình khử khoáng trên răng. Vì vậy, chúng ta nên bổ sung các loại thức ăn này vào trong thực đơn hàng ngày nhé.

Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất khoáng để bù khoáng
Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất khoáng để bù khoáng

Khám răng định kì hàng năm

Khám răng định kì hàng năm để kịp thời phát hiện các vấn đề về răng miệng từ sớm, tần suất 2 lần mỗi năm là tương đối hợp lí. Đi khám răng cũng sẽ được vệ sinh răng miệng lại và kiểm tra kĩ càng, nếu men răng yếu cũng kịp thời phát hiện và có phương án phù hợp giúp sức khỏe răng miệng của bạn được đảm bảo. Vậy nên hãy nhớ khám định kì hàng năm để có một sức khỏe răng miệng đảm bảo nhé.

Khám răng định kì để có một sức khỏe răng miệng cũng như men răng tốt
Khám răng định kì để có một sức khỏe răng miệng cũng như men răng tốt

Trên đây là thông tin mà Việt Smile gửi tới bạn cho những thắc mắc về men răng. Còn nhiều bài viết hữu ích ở đây nữa, cùng theo dõi tại trang web này để trang bị cho bản thân và gia đình những kiến thức hữu ích về sức khỏe răng miệng.

Nếu còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ hotline 1900 3331 để được Việt Smile tư vấn và hỗ trợ sớm nhất bạn nhé!

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

dán sứ veneer zalo Zalo
dán sứ veneer phone Gọi ngay
dán sứ veneer form Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú