Răng mục nát – Hậu quả khi bọc sứ không thành công. Mặc dù liên tục được quảng cáo là phương pháp an toàn – nhanh chóng – hiệu quả, tuy nhiên tỷ lệ bọc răng sứ bị hỏng lại xuất hiện ngày càng nhiều trong thời gian gần đây. Tại bài viết này, Nha khoa Việt Smile gửi đến những ai đang tìm hiểu về răng sứ thẩm mỹ hay những ai đang phải đối mặt với biến chứng khi bọc sứ sai kỹ thuật tìm ra hướng khắc phục sớm, tránh hỏng, rụng răng gốc sớm nhé.
Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ, được thực hiện bằng cách mài cùi răng thật, sau đó chụp mão sứ lên nhằm khôi phục về kích thước, độ bền cũng như chức năng ăn nhai như ban đầu.
Mão răng sứ được làm bằng chất liệu sứ, có màu sắc giống như răng thật. Cho đến nay, bọc sứ được ứng dụng rộng rãi, nếu được thực hiện đúng cách và tỉ mỉ có thể cải thiện đáng kể tuổi thọ, độ bền và thẩm mỹ bên ngoài của răng.
Bên cạnh đó, bọc sứ cũng là tiêu chuẩn số 1 để bảo vệ và phục hình răng, trong trường hợp răng không đủ điều kiện để trám hay áp dụng các phương pháp điều trị nha khoa khác.
Hậu quả khi bọc sứ không thành công
Trên thực tế đã có không ít ca bọc răng sứ gây hậu quả nghiêm trọng cho người thực hiện làm răng,
Phần lớn tình trạng răng lung lay, mục nát, hỏng răng gốc ở các khách hàng sau khi bọc răng sứ là do các nguyên nhân sau:
Bác sĩ bọc răng sứ sai kỹ thuật
Với các bác sĩ có tay nghề yếu sẽ không xác định được chính xác tỷ kệ men răng cần mài để gắn mão sứ dẫn đến tình trạng xâm lấn sâu vào các tổ chức răng ảnh hưởng đến tủy răng. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và làm cho tủy sưng viêm, xấu nhất là.tủy răng bị hỏng thì răng sẽ không được nuôi dưỡng lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng răng mục nát, gãy vỡ, răng lung lay, xương ở răng tiêu dần.
Các kỹ thuật viên lấy dấu hàm không chính xác dân đến chế tác răng sứ cũng không chính xác hoặc do tay nghề bác sĩ còn non yếu làm răng sứ bị hở, kênh. Các khe hở này sẽ làm thức ăn dễ đọng lại, khó vệ sinh sạch sẽ và dần dần trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn gây ra viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,…dẫn đến tình trạng răng bị lung lay, hỏng và có nguy cơ mất răng cao.
Chưa điều trị triệt để bệnh lý răng miệng
Trước khi bọc răng sứ bác sĩ không kiểm tra kỹ sức khỏe răng miệng, không điều trị các bệnh lý răng miệng hoặc điều trị chưa triệt để.
Các vi khuẩn, các ổ viêm, ổ sâu răng sẽ phát triển bên trong răng sứ gây đau nhức dữ dội, dần dần gây hỏng răng gốc.
Răng sứ kém chất lượng
Một số khách hàng vì ham rẻ mà lựa chọn những loại răng sứ không rõ nguồn gốc, chất lượng kém. Sau một thời gian sử dụng sẽ gây ra kích ứng răng, mô nướu dần dần khiến răng gốc bị hỏng.
Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hay vệ sinh không đúng cách, lực chải răng mạnh làm răng sứ bị hở, tích tụ mảng bám thức ăn và vi khuẩn gây viêm nướu, viêm nha chu ảnh hưởng tới răng gốc.
Răng mục nát sau khi bọc sứ phải làm sao?
Tùy vào tình trạng, mức độ hỏng của răng gốc mà các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp:
Trồng răng mới
Đối với răng mục nát chân răng hỏng, không đủ khả năng để đảm bảo chức năng ăn nhai thì bác sĩ sẽ buộc phải nhổ răng vĩnh viễn và tiến hành trồng răng mới. Hiện nay, trồng răng implant là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi đảm bảo được chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Bọc răng sứ mới
Đối với trường hợp thân răng bị mục nát nhưng chân răng vẫn có đủ khỏe còn chắc đảm bảo giữ được thân răng sứ thì bác sĩ sẽ làm cùi răng giả cho bạn. Sau đó, tiến hành lấy dấu răng thiết kế mão sứ và bọc răng sứ lần 2.
Như vậy, việc khắc phục hậu quả xảy ra sau khi bọc răng sứ sai cách rất phức tạp và tốn kém. Do đó bạn cần lựa chọn cho mình một nha khoa uy tín, cảnh giác với các thông tin truyền thông, đừng nên ham rẻ để rồi phải mất thêm tiền bạc, thời gian cho bọc sứ lần 2.
Bọc răng sứ có làm răng thật yếu đi không?
Đây là câu hỏi luôn được đặt ra khi lựa chọn có nên bọc răng sứ hay không. Sau khi tìm hiểu về các nhược điểm của biện pháp này, nguyên nhân sâu xa của chúng là quá trình mài cùi răng làm mỏng lớp men trên bề mặt răng, gây ra hiện tượng răng dễ bị ê buốt cũng như ảnh hưởng đến chức năng của răng.
Tuy nhiên sau khi mài răng, bác sĩ sẽ sử dụng mão răng sứ chụp lên phần răng đã mài giúp hạn chế những tác nhân gây hại và bảo vệ răng, đảm bảo khả năng nhai cũng như tăng tính thẩm mỹ cho răng. Trong quá trình bọc răng sứ, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ những chỗ cần mài răng cũng như chỉ mài bề mặt trên của răng nên không ảnh hưởng đến phần chân răng, hay nướu.
Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc.Nếu còn thắc mắc gì hãy liên hệ với Nha khoa Việt Smile để được giải đáp.