Chảy máu chân răng – 3 nguyên nhân gây bệnh

Chảy máu chân răng là tình trạng có thể xảy ra với mỗi chúng ta. Tuy nhiên chúng ta thường xem nhẹ, chưa nhận thấy sự nguy hiểm của chảy máu chân răng với sức khỏe .Cùng Nha khoa Việt Smile tìm hiểu chảy máu chân răng là gì, vì sao bị chảy máu chân răng và hướng dự phòng tình trạng này ngay bây giờ nhé.

Chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng – Nguyên nhân, dự phòng

Chảy máu chân răng là gì?

Răng được bảo vệ và giữ chắc bởi nướu hay còn gọi là lợi. Còn lợi là phần mô mềm bám quanh phía trong và ngoài răng, lợi khỏe mạnh sẽ có màu hồng và xuôi theo viền giữa các răng. Răng và lợi khỏe mạnh giúp bạn tự tin, thoải mái thưởng thức những món ăn, phòng ngừa các bệnh lý răng miệng.

Chảy máu chân răng – chảy máu lợi là trình trạng phần lợi, nướu thường bị chảy máu khi chải răng, khi dùng chỉ nha khoa, khi ăn uống….Chảy máu chân răng là một trong những dấu hiệu cảnh bảo của bệnh như viêm nha chu, viêm nướu, …Ngoài chảy máu, người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng như, răng nướu nhạy cảm hơn bình thường, nướu sưng đau, ngứa, kèm hôi miệng…Khi đó, bạn chạm vào nướu sẽ đau nhiều, có thể gặp triệu chứng loét miệng, ăn nhai mất ngon.

Chân răng chảy máu
Lợi viêm, chân răng chảy máu gây đau, mất thẩm mỹ

Vì sao bị chảy máu chân răng?

Chảy máu chân răng có thể là triệu chứng của một trong những bệnh lý về răng lợi như viêm nướu, viêm nha chu… hoặc cũng có thể là các vấn đề về sức khỏe khác

Viêm nướu

Viêm nướu thường xảy ra do vệ sinh răng miệng không tốt, tạo điều kiện để cao răng, mảng bám hình thành, gây viêm. Nếu bạn có chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dinh dưỡng sẽ khiến răng nhạy cảm. Từ đó, nướu răng dễ dàng bị tấn công, tổn thương.

Viêm nướu sẽ gây chảy máu chân răng, nướu chuyển từ màu hồng sang đỏ hoặc sẫm đỏ, đi kèm vấn đề hôi miệng.Vì vậy, lấy cao răng an toàn, đúng cách là việc làm cần thiết để răng miệng luôn khỏe mạnh đồng thời tăng độ thẩm mỹ cho nụ cười.

Viêm lợi - chảy máu chân răng
Viêm lợi – chảy máu chân răng – mất răng

Viêm nha chu

Răng được chống đỡ và giữ trong xương hàm bởi tổ chức xung quanh răng gọi là nha chu.Khi bị viêm lợi không được điều trị dứt điểm, tình trạng nhiễm trùng bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới. Trường hợp bệnh phát triển nặng, còn xuất hiện túi nha chu trên nướu.

Vôi răng đóng nhiều ở cổ răng, thậm chí lan sâu vào nướu gây bệnh viêm nha chu, làm tổ chức mô nướu mất bám dính vào răng, chân răng lộ ra ngoài, dẫn đến tình trạng tiêu xương, tụt lợi,nặng hơn có thể làm răng lung lay, thậm chí rụng răng sớm.

Áp xe chân răng

Viêm bị tổn thương, bị nứt vỡ răng, răng sâu nếu không điều trị sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào chân răng, gây ra ổ mủ áp xe. Khi áp xe xảy ra bạn có thể bị nóng sốt, nổi hạch, phần nướu dưới chân răng, chảy máu chân răng. Người bệnh sẽ thấy răng nhạy cảm, ăn nhai hoặc súc miệng cũng cảm thấy đau. Bệnh có thể hình thành túi mủ, dịch mủ rò rỉ ra ngoài, hơi thở có mùi hôi.

Khi răng bị áp xe sẽ kéo theo xoang hàm bị nhiễm trùng hoặc áp xe não, nguy hiểm hơn có thể gây nhiễm trùng huyết, thậm chí nguy cơ tử vong.

1 số nguyên nhân khác

Bệnh cạnh các nguyên nhân kể trên, bệnh lý chảy máu chân răng cũng có thể hình thành khi cơ thể bị rối loạn nội tiết, thiếu hụt vitamin như vitamin C, K ..

Hiện tượng chảy máu ở chân răng cũng có thể do bạn làm răng sứ thẩm mỹ sai kỹ thuật gây viêm nướu, hôi miệng . Chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang mắc các bệnh ung thư, mắc các bệnh suy giảm miễn dịch..

Viêm lợi, nang chân răng do làm răng sứ sai kỹ thuật.

Chảy máu chân răng, phải làm sao?

Nếu chảy máu chân răng xuất phát từ vấn đề cao răng, mảng bám người bệnh cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa răng hàm mặt để được bác sĩ thăm khám và cạo vôi răng. Lấy vôi răng định kỳ là cách tốt nhất để khoang miệng bạn sạch sẽ, là cách bạn chủ động phòng ngừa bệnh lý răng miệng, chảy máu chân răng, bệnh nha chu..

Nếu lợi bị chảy máu thường xuyên, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn hãy tới trực tiếp các địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám, xác định nguyên nhân và có hướng xử lí kịp thời.

Bên cạnh đó, cần vệ sinh răng miệng đúng cách:

  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày, tốt nhất nên sử dụng loại kem đánh răng có chứa fluoride. ( nên đánh buổi sáng và sau bữa ăn khoảng 10 phút)
  • Chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, dùng lực vừa phải, chải mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai của răng
  • Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng hoặc máy tăm nước để việc vệ sinh răng hiệu quả hơn.
  • Thay bàn chải đánh răng định kì 3 tháng/lần
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng, đặc biệt cần chú ý tới thực phẩm giàu canxi, vitamin C giúp cải thiện sức khỏe răng miệng
  • Hạn chế dùng nước có gas, tránh xa thuốc lá
  • Khám răng định kỳ, lấy vôi răng 6 tháng/lần để tránh mảng bám, cao răng hình thành gây viêm nướu và các bệnh về răng miệng.
    Thăm khám răng định kì
    Thăm khám răng định kì là điều nha sĩ luôn khuyến khích

Lấy cao răng có hại không, có đáng sợ như bạn nghĩ?

Để được tư vấn về tình trạng răng miệng, Qúy Khách vui lòng gọi hotline 1900 3331 để được hỗ trợ nhanh nhất.

2.5/5 - (2 bình chọn)
Bình luận của bạn

Bài viết liên quan

dán sứ veneer zalo Zalo
dán sứ veneer phone Gọi ngay
dán sứ veneer form Đăng ký lịch hẹn

Để lại lời nhắn

    Vui lòng để lại thông tin để Trợ lý Bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn.

    Họ tên

    Số điện thoại

    Ghi chú